GIÚP HỌC SINH KHỐI 5 CÓ KĨ NĂNG HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Thứ sáu - 22/10/2021 11:59
Giáo dục là nền tảng của sự phát triển con người về mọi mặt. Thời gian qua giáo viên là những người đầu tiên, tiếp cận đổi mới giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Giáo viên là cầu nối cho học sinh phát triển các kĩ năng môn Tiếng Việt như đọc, viết, nói, nghe. Một trong các mảng kiến thức quan trọng trong môn Tiếng Việt thì đọc – viết, nghe – viết là một trong kỹ năng quan trọng góp phần thành công của việc dạy và học môn Tiếng Việt.
Vai trò to lớn của phân môn Tiếng Việt như vậy, song nhận thức của học sinh tiểu học còn rất non nớt. Việc tiếp nhận, lĩnh hội tri thức cần phải cụ thể hóa qua các việc làm cụ thể. Để làm được điều đó cần có sự giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè hướng dẫn, kiểm tra. Các kiến thức cần có thời gian cho học sinh khám phá, ghi nhận và được lặp lại nhiều lần. Do đó việc giúp học sinh cách chuẩn bị bài tạo thời gian suy ngẫm, tạo tâm thế để học sinh tiếp nhận tri thức mới là cần thiết đối với phân Tiếng Việt ở tiểu học. Đặc biệt với học sinh lớp 5 có sự đòi hỏi kiến thức nhiều hơn, nâng cao hơn so với các khối học khác.
Trước thực tế giảng dạy, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để khắc phục tình trạng đó và nâng cao hiệu quả vốn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, thực hiện mục tiêu của việc dạy Tiếng Việt nói chung và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 tốt hơn, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của giúp học sinh khối 5 Trường PTDTBT - Tiểu học Xam Măn có kĩ năng học môn Tiếng Việt
Đọc hiểu văn học là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩm văn học trong mỗi con người. Một số giáo viên trong số chúng ta còn dạy theo lối rập khuôn máy móc, chỉ chú trọng vào hoạt động của thầy, giảng giải quá nhiều. Học sinh chỉ biết đọc hiểu theo lối chép lại cảm xúc của thầy cô mà không có sự rung động của chính mình. Từ đó các em mất dần khả năng đọc hiểu văn học, mất đi sự tự chủ của chính mình. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, nhận thức của trẻ cũng như trong việc hình thành và phát triển nhân cách sau này.
Các em học sinh đang đọc thầm bài
- Giúp các em học sinh được tiếp cận phần đọc qua một số đoạn văn, đoạn thơ với nhiều thể loại: Miêu tả, kể chuyện, tường thuật… để đọc lưu loát diễn cảm và cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn học trên cơ sở trau dồi vốn Tiếng Việt ngày càng chính xác, phong phú. Qua mỗi văn bản của bài Tiếng Việt, học sinh sẽ học được nhiều cái mới nâng tầm nhận thức, khêu gợi ở học sinh những cảm xúc thẩm mĩ, gợi mở cho các em những ý thức tốt đẹp, góp phần xây dựng tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước,yêu cuộc sống, có tình cảm lành mạnh. Cụ thể trong tiết học chúng tôi rèn kĩ năng luyện đọc trong giờ Tiếng Việtcho học sinh: *, Luyện đọc lưu loát, luyện đọc đúng tốc độ *Đọc thầm *, Luyện phát âm đúng *Hướng dẫn tìm hiểu bài có hiệu quả
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhằm mục đích trau dồi kĩ năng đọc - hiểu nắm bắt thông tin, góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu và tạo cơ sở cho học sinh luyện đọc diễn cảm.
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đạt kết quả tốt, ngay khi học sinh tiếp cận văn bản chúng ta đã nêu yêu cầu nhằm giúp học sinh nắm được mục đích đọc đúng (luyện đọc), giáo viên cần giúp các em hiểu nghĩa một số từ ngữ có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc.
Dựa vào các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài theo một số yêu cầu sau:
- Nêu rõ câu hỏi, định hướng cho học sinh đọc thầm ( đoạn, cả bài); trả lời đúng nội dung yêu cầu của câu hỏi. Có thể kết hợp cho một học sinh đọc thành tiếng, những học sinh khác đọc thầm sau đó trao đổi, thảo luận theo nhóm (nhóm đôi, nhóm sáu…) vấn đề giáo viên nêu ra
Các em học sinh thảo luận nhóm
*Nâng cao chất lượng bài soạn và giờ dạy của giáo viên
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc kĩ tác phẩm, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của toàn tác phẩm. Nếu là đoạn trích cũng cần phải tìm hiểu nội dung của toàn tác phẩm, nắm rõ vị trí, nội dung riêng của đoạn trích.
- Xác định khối lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh, cần giáo dục , bồi dưỡng học sinh về mặt giá trị nào trong tác phẩm đó.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng trực quan, tư liệu có liên quan đến bài. Đọc kĩ bài, tìm giọng đọc cho phù hợp với văn bản...
- Thiết kế bài dạy trên máy tính là một hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú cho người học và có hiệu quả cao. Học sinh rất thích thú học tập mà người dạy có điều kiện đưa ra nhiều tư liệu, hình ảnh và các câu đoạn dài cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. Thiết kế nội dung trên máy sao cho gắn gọn, rõ ràng, nội dung khúc triết và phục vụ đúng yêu cầu bài dạy.
- Chuẩn bị cách vào bài gây hứng thú cho người học. Có hệ thống câu hỏi hợp lí cho phần đọc hiểu bài, dẫn dắt chuyển ý sao cho nhẹ nhàng, lôi cuốn. Bản thân giáo viên phải đọc hiểu, thấy được cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm và phải xây dựng cho mình một tâm lí hứng thú với bài giảng.
*, Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài và tập trả lời câu hỏi cuối bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tìm hiểu các sự kiện xung quanh tác giả, tác phẩm hoặc tìm đọc tác phẩm. * Luyện đọc nhóm đôi đối đầu
Tổ chức cho học sinh tự luyện đọc, trả lời câu hỏi sách giáo khoa theo nhóm đôi đối đầu để tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của nhau khi đọc bài theo nhóm đôi, để từ đó các em sẽ đọc tốt, hiểu bài nội dung bài, cùng nhau trả lời những câu hỏi của sách giáo khoa. Khi trả lời những câu hỏi khó, tôi tổ chức cho các nhóm cùng trả lời rồi đưa ra nhận xét câu trả lời của nhóm tốt nhất, tuyên dương sự tiến bộ giữa các nhóm đôi bạn cùng tiến
Các em thảo luận nhóm đôi
* Thi đua luyện đọc diễn cảm có sáng tạo
Tôi thường hướng dẫn học sinh luyện đọc qua các biện pháp: đọc mẫu - phát hiện cách đọc - thực hành luyện đọc - thi đua đọc diễn cảm (tránh phân tích quá sâu và chi tiết về cách đọc). Sau khi học sinh hiểu bài đọc, gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và có cách đọc phù hợp.
Các em đọc phân vai
Ngoài ra, để rèn luyện khả năng đọc đúng các câu đối thọai, đúng giọng của các nhân vật, tôi tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhóm, thi đua, bình chọn bạn, nhóm đọc hay nhất. Trên cơ sở đọc và sửa trong nhóm, đọc trước lớp, các em sẽ biết đọc đúng các câu đối thọai và biết thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật. Những học sinh đọc còn chưa tốt, tôi kiên trì luyện tập thêm, không bỏ qua mà cũng không đòi hỏi ráo riết. Tôi còn tổ chức theo nhóm để các em hoàn thành tốt kèm cặp các em chưa hoàn thành.
Trên đây là một số hình thức và phương pháp học trong môn Tiếng Việt mà chúng tôi đã thực hiện giảng dạy cho học sinh khối 5 trong các tiết học. Qua thời gian thực hiện, tôi thấy các em có những tiến bộ rõ rệt và đạt chất lượng tương đối tốt.