Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường trường PTDTBTTH Xam Măn

Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Thứ bảy - 24/09/2022 17:49
Việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1 có ý nghĩa quan trọng, giúp các em làm chủ tiếng nói về mặt văn tự và ghi chép lại văn tự đó một cách rõ ràng, đầy đủ.
Trong quá trình dạy viết chữ cho các em lớp 1. Tôi nhận thấy học sinh lớp 1 thường gặp một số lỗi như: Viết chữ chưa đúng cỡ, chưa đúng độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm dừng bút chưa đúng. Chữ viết chưa liền mạch, nối chữ chưa đúng quy định. Vị trí dấu thanh, dấu phụ các em cũng đặt chưa đúng. Nhiều em viết dấu quá to hoặc quá bé, dấu đặt xa chữ, có em dấu chạm vào chữ, dấu không đúng chữ ghi âm chính. Có em viết xấu, chữ viết không đều, nét cao, nét thấp, nét ngắn, nét dài, nét nghiêng ngả, khoảng cách giữa các chữ không đều. Bên cạnh đó, một số em tư thế ngồi viết sai, cách cầm bút chưa đúng.
Cách cầm bút

 - Qua quá trình rèn chữ viết cho các em tôi rút ra được một số biện pháp khắc phục. Để có được chữ viết đẹp, các em cần:
          + Tư thế ngồi viết đúng : Để học sinh có thể tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị…, giáo viên phải luyện cho học sinh có được một tư thế ngồi viết thật đúng, thật thoải mái.
          + Cách cầm bút: Cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Khi viết đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải nhẹ tay.
          + Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Khi viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên mặt bàn làm điểm tựa khi viết. Tôi luôn phải kiên nhẫn chỉnh sửa cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút đúng.
          + Giáo viên nắm chắc mẫu chữ chuẩn : Khi viết mẫu cho học sinh, viết chậm lại đủ để cho học sinh quan sát, vừa viết vừa kết hợp nhịp nhàng với giảng giải, phân tích: Đặt bút từ điểm nào, rê bút như thế nào, đưa bút vào vị trí nào, thứ tự các nét viết ra sao, dừng bút ở điểm nào? Hướng dẫn cả về khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng để học sinh không viết sát quá hoặc cách xa quá. Đồng thời tư thế đứng viết của giáo viên cũng phải hợp lý để học sinh quan sát được tay của cô khi viết và theo dõi được cả quy trình viết chữ.
          + Cho học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ. Nắm được tên gọi và cấu tạo của từng nét cơ bản bao gồm: Nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu (là kết hợp của nét móc xuôi và nét móc ngược), nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt . Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét, giáo viên nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật.
 - Bên cạnh đó trong quá trình chấm chữa bài, giáo viên cần chữa những lỗi học sinh sai phổ biến nhất, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Đồng thời học chữ phải kết hợp song song với các môn học khác. Hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh, kịp thời động viên khen ngợi tạo cho học sinh sự hứng khởi thi đua rèn luyện.
Trong quá trình dạy viết chữ cho các em lớp 1. Tôi nhận thấy học sinh lớp 1 thường gặp một số lỗi như: Viết chữ chưa đúng cỡ, chưa đúng độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm dừng bút chưa đúng. Chữ viết chưa liền mạch, nối chữ chưa đúng quy định. Vị trí dấu thanh, dấu phụ các em cũng đặt chưa đúng. Nhiều em viết dấu quá to hoặc quá bé, dấu đặt xa chữ, có em dấu chạm vào chữ, dấu không đúng chữ ghi âm chính. Có em viết xấu, chữ viết không đều, nét cao, nét thấp, nét ngắn, nét dài, nét nghiêng ngả, khoảng cách giữa các chữ không đều. Bên cạnh đó, một số em tư thế ngồi viết sai, cách cầm bút chưa đúng.
 - Qua quá trình rèn chữ viết cho các em tôi rút ra được một số biện pháp khắc phục. Để có được chữ viết đẹp, các em cần:
          + Tư thế ngồi viết đúng : Để học sinh có thể tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị…, giáo viên phải luyện cho học sinh có được một tư thế ngồi viết thật đúng, thật thoải mái.
          + Cách cầm bút: Cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Khi viết đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải nhẹ tay.
          + Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Khi viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên mặt bàn làm điểm tựa khi viết. Tôi luôn phải kiên nhẫn chỉnh sửa cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút đúng.
          + Giáo viên nắm chắc mẫu chữ chuẩn : Khi viết mẫu cho học sinh, viết chậm lại đủ để cho học sinh quan sát, vừa viết vừa kết hợp nhịp nhàng với giảng giải, phân tích: Đặt bút từ điểm nào, rê bút như thế nào, đưa bút vào vị trí nào, thứ tự các nét viết ra sao, dừng bút ở điểm nào? Hướng dẫn cả về khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng để học sinh không viết sát quá hoặc cách xa quá. Đồng thời tư thế đứng viết của giáo viên cũng phải hợp lý để học sinh quan sát được tay của cô khi viết và theo dõi được cả quy trình viết chữ.
Các kiểu mẫu chữ
Các kiểu mẫu chữ

          + Cho học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ. Nắm được tên gọi và cấu tạo của từng nét cơ bản bao gồm: Nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu (là kết hợp của nét móc xuôi và nét móc ngược), nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt . Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét, giáo viên nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật.
 - Bên cạnh đó trong quá trình chấm chữa bài, giáo viên cần chữa những lỗi học sinh sai phổ biến nhất, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Đồng thời học chữ phải kết hợp song song với các môn học khác. Hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh, kịp thời động viên khen ngợi tạo cho học sinh sự hứng khởi thi đua rèn luyện.
 

Tác giả bài viết: Đỗ Thị Quyên

Nguồn tin: Tổ khối 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
5A2 1
5a1 2
4A1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay265
  • Tháng hiện tại3,525
  • Tổng lượt truy cập168,030
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính