Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường trường PTDTBTTH Xam Măn

TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Thứ sáu - 12/01/2024 20:51
Trò chơi dân gian nói một cách đơn giản là những trò chơi mô phỏng lại sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam ta. Và dựa trên sự sáng tạo, làm mới của mọi người nhằm có thể cho ra một trò chơi gắn liền với truyền thống của dân tộc.
Thông thường, các hình ảnh được xuất hiện trong những trò chơi dân gian thường tái hiện lại cuộc sống thường ngày của mọi người và kết hợp với các giai điệu êm tai, câu ca dao hấp dẫn tăng thêm sự thú vị cho mỗi trò chơi. Đồng thời, các trò chơi dân gian cũng mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của người dân Việt Nam.
Nu na nu nống
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi này không còn xa lạ với các bạn nhỏ hiện nay, với trò chơi này người chơi phải vừa đọc bài đồng dao vừa thực hiện trò chơi. Trò chơi mang lại cảm giác tươi vui, hấp dẫn nên rất thu hút được rất nhiều các bạn nhỏ chơi.
Hướng dẫn cách chơi và luật
Tất cả các người chơi ngồi xếp hàng cạnh nhau, trong lúc này các người chơi duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc bài đồng dao:
“Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rút.”Hoặc:
“Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Đá rạng đôi bên
Đá lên đá xuống
Đá ruộng bồ câu
Đá đầu con voi
Đá xoi đá xỉa
Đá nửa cành sung
Đá ung trứng gà
Đá ra đường cái
Gặp gái giữa đường
Gặp phường trống quân
Có chân thì rụt.”
Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rút” hoặc “rụt”. Chân ai gặp từ “rút” hoặc “rụt” nhịp trúng thì co chân lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết lại thì người chơi còn chân thẳng sẽ thắng.
ảnh 1
hình ảnh học sinh chơi trò chơi

Trò chơi đánh cù:
Từ xa xưa, người dân tộc Mông đã biết chế tạo một loại cù quay bằng gỗ cứng cùng với một sợi dây làm bằng vỏ cây lanh (đay) tết lại với nhau dài khoảng 1m. Chiếc cù được các chàng trai gọt đẽo tỉ mỉ, tròn, một đầu cắt bằng phẳng, đầu còn lại được đẽo nhọn, có gắn đinh làm chân quay. Sợi dây có một đầu được buộc vào một cây que dài khoảng 0,5m.
Để có được con cù tốt, ngoài kinh nghiệm và kỹ thuật gọt, đẽo của người chế tác, cần phải có nguyên liệu là những loại gỗ cứng (đinh, nghiến) có đường kính chừng 10cm. Dụng cụ chế tác cù chỉ là dao nhọn, một miếng gỗ nhỏ làm giá đỡ. Vừa đẽo, người làm vừa thử quay để căn độ chuẩn và những người bạn cùng nhau ngắm, cho ý kiến để con quay hoàn thiện hơn.
Chiếc cù của trẻ em trai người Mông được làm từ loại gỗ cứng, đẽo tròn, đầu dưới thu nhỏ dần thành nhọn, đầu trên mâm xôi như quả chanh cắt lát hay dạng bán cầu.
Trước khi vào cuộc chơi, hai bên cùng đồng thời văng mạnh cù của mình xuống đất để chọn bên thắng, bên thua; bên thua là bên có cù quay dừng trước cù của đối phương. Khi chọn được bên thua thì bên thua phải văng cù của mình xuống cho bên thắng bắt đầu đánh cù, rồi lần lượt bên thua cho cù mình quay trước để từng người bên nhóm thắng dùng cù của mình văng đập chiếc cù đang quay của đối phương dưới đất, nếu cù của người nào dừng quay trước thì cù của người đó thua, và cứ như vậy lần lượt hết số người trong nhóm nếu thắng được đối phương thì đảo lại cho nhóm thứ nhất xuống cù trước, mà nếu nhóm thứ hai vẫn tiếp tục thua thì vẫn phải xuống trước cho đối phương tiếp tục đánh.
ảnh 2
Các em học sinh lớp 3A2 chơi đánh cù
Có thể nói, trò chơi dân gian đánh cù yêu cầu trước tiên người chơi phải có sức khỏe, tinh mắt và phải tính toán nhanh chuẩn xác mới đánh trúng cù đang quay di chuyển vị trí liên tục của đối phương dưới mặt đất. Mặc dù trò chơi dân gian trên có chứa đựng những yếu tố giao thoa giữa nhiều các dân tộc khác nhau nhưng trò chơi đánh cù của trẻ em trai các dân tộc Điện Biên Đông có đậm chất thể thao hơn và phản ánh tính sinh hoạt của cộng đồng.
 

Tác giả bài viết: Bùi Thị Đô

Nguồn tin: tổ 3 + 4

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
5A2 1
5a1 2
4A1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay198
  • Tháng hiện tại3,458
  • Tổng lượt truy cập167,963
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính