CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GIÁO LỚP 1
- Thứ hai - 16/12/2024 21:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người ta thường nói nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ, mà còn dạy người, không chỉ dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết cho cuộc sống, mà còn dạy cho học sinh làm thế nào để trở thành người tốt. Như một người lái đò thầm lặng chở khách qua sông, không ồn ào, phô trương nhưng vô cùng cao cả!
Chính vì vinh danh và trách nhiệm lớn lao đó, lao động của người thầy là lao động đặc biệt, khác hẳn với lao động của các nghề khác. Người thầy không chỉ dạy học sinh bằng trách nhiệm mà còn dạy bằng cả trái tim. Người thầy đầu tiên của mỗi học sinh là cha, mẹ, ông bà...cô mẫu giáo nhưng có lẽ cô giáo lớp Một sẽ là người bắt đầu cho sự học tập của trẻ với những kiến thức, những đòi hỏi về kĩ năng theo nghĩa: Vạn sự khởi đầu nan.
Trẻ khi vào lớp Một về mặt kiến thức như một tờ giấy trắng. Cô giáo có trách nhiệm dạy các cháu những nét chữ đầu tiên, cô giáo phải cầm tay, dạy trẻ từ cách cầm bút, hướng đưa bút cho đến tư thế ngồi học...với phương châm vừa dạy vừa dỗ trẻ.
![5](https://ptdtbtthxamman.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2024_12/5.jpg)
Theo nguyên tắc giáo dục tránh nhồi nhét, người giáo viên làm sao để cho tiếp thu một cách nhẹ nhàng. Kết thúc lớp Một, trẻ phải “biết đọc, biết viết”. Bốn chữ thật ngắn gọn nhưng đó là một quá trình đi từ không đến có, nó diễn ra vất vả như thế nào chỉ có cô giáo là người thấm thía hơn ai hết bởi kiến thức nhiều, qui trình dạy học lại vô cùng phức tạp. Cô phải dạy cho trẻ về kiến thức tự nhiên - xã hội, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp,....Lượng kiến thức trong chương trình nhiều và có quá nhiều bước phải tiến hành nên lúc nào cũng thấy thiếu thời gian, đặc biệt là môn Tiếng Việt rất dễ cháy giáo án Khi học Tiếng Việt, học sinh phải nắm được các từ mới, tất cả các âm, vần và viết được những tiếng từ đã học. Bên cạnh đó phải luyện đọc, ghép chữ, phân tích cấu tạo chữ, nhận dạng chữ. Nếu cô không có tâm huyết yêu nghề mến trẻ, không có phẩm chất cao quý làm sao giáo viên lớp Một làm tròn nhiệm vụ vẻ vang khai tâm và khai trí cho các em”.
![4](https://ptdtbtthxamman.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2024_12/4.jpg)
![2](https://ptdtbtthxamman.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2024_12/2.jpg)
![6](https://ptdtbtthxamman.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2024_12/6.jpg)
Tâm lý của trẻ khi vào lớp một rất phức tập, được học cả ngày trên lớp có những em ăn ở tại trường thứ sáu mới được về, Cả tuần, trẻ ở bên cô giáo và bạn bè. Những ngày đầu, cô vô cùng vất vả để cho trẻ làm quen với nền nếp như: giờ giấc học tập, cách ăn uống tập thể, cách vệ sinh cá nhân, cách ghi chép, phương pháp ghi chép từng môn. Không những thế, cô giáo còn phải tìm hiểu tâm lý, làm quen với trẻ để rút ngắn khoảng cách cô - trò, hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh để tạo niềm tin, tình cảm với trẻ... Tuy nhiên, chuyện ngại ngùng và xấu hổ ở trẻ vẫn không tránh khỏi. Có em không dám xin phép đi vệ sinh, nhiều khi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cô giáo và bạn bè,Có những em đang ngồi học vỡ òa khóc vì nhớ bố mẹ. Trẻ luôn đặt niềm tin vào cô giáo. Cho dù như thế nào cô đều đứng trực tiếp giải quyết mọi chuyện
Trẻ thường khóc nhè với những lý do thật đơn giản. Bút con không thấy, bút con bị hỏng, ... Những lúc ấy cô giáo lại giúp các em khắc phục. Cô giáo thật sự là người mẹ thứ hai của các em.
Đây là những câu chuyện thường ngày của cô trò lớp 1 chúng tôi đó.