Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường trường PTDTBTTH Xam Măn

Công tác bảo quản và sắp xếp thiết bị tại trường PTDTBT-TH Xam Măn

Thứ ba - 31/01/2023 16:00
Công tác bảo quản và sắp xếp thiết bị trong trường tiểu học là một vấn đề quan trọng đòi hỏi người quản lí thiết bị phải cực kì chú trọng.
Đồ dùng thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình dạy học của giáo viên; tuy nhiên, việc quản lý, bảo quản đồ dùng, thiết bị dạy học thì không phải trường nào cũng thực hiện tốt, gây lãng phí và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. Vì vậy người quản lí thiết bị cần
Ảnh 3
Ảnh 3
Lập Sổ thiết bị giáo dục Để quản lý ĐDDH hiệu quả. Với sổ này, lãnh đạo nhà trường dễ dàng kiểm tra việc quản lý ĐDDH. Giúp cán bộ quản lý thiết bị nắm bắt được số lượng thiết bị hiện có theo từng năm học hoặc có sự thay đổi về cán bộ quản lý thiết bị thì người mới nhận nhiệm vụ cũng biết được số lượng thiết bị hiện có trong nhà trường.

Ảnh 1
Phân loại và sắp xếp Đồ dùng dạy học, Thiết bị dạy họctheo khối, theo môn và thiết bị dùng chung. Được sắp xếp khoa học, đẹp mắt và mất ít thời gian khi tìm kiếm, dễ quản lý.
Lên kế hoạch sử dụng ĐDDH theo phân phối chương trình. Ngay từ đầu năm nhà trường đã triển khai đến các tổ chuyên môn “Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” theo từng khối, từng môn.
Ảnh 2 
Làm công tác cho mượn. Cán bộ phụ trách thiết bị sẽ chuẩn bị sẵn đồ dùng, dụng cụ, hoá chất thực hành,…. Giáo viên bộ môn chỉ việc đến nhận đồ dùng và kí mượn vào sổ “Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học”. Khi sử dụng xong giáo viên mang đồ dùng đến xác nhận tình trạng thiết bị và kí trả. Cán bộ phụ trách có trách nhiệm làm sạch và bảo quản các thiết bị sau khi đã sử dụng.
Vệ sinh phòng Thiết bị dạy học Theo quy định vệ sinh phòng Đồ Dùng Dạy Học cần vệ sinh 2 lần/1 tuần vào các ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Cụ thể các công việc như sau: quét dọn; lau bụi bám trên các đồ dùng, dụng cụ, tranh ảnh, …; thau rửa các dụng cụ, ống nghiệm thực hành.
Ảnh 3 
Bảo quản TBDH: Cán bộ quản lý ĐDDH muốn bảo quản ĐDDH được tốt phải có kế hoạch đề phòng các tác nhân gây hại như:
Đề phòng tại nạn thiên tai; Đề phòng hoả hoạn; Đề phòng côn trùng gây hại bằng cách thường xuyên kiểm tra các góc nhà; kiểm tra tủ, giá để thiết bị; buộc cửa sổ, đóng cầu giao, khoá cửa chắc chắn trước khi ra về.
Kiểm kê TBDH Các thiết bị dạy học được kiểm kê theo định kỳ 2 lần/1năm (vào cuối học kỳ I và cuối học kỳ II). Từ những số liệu nhận được, cán bộ phụ trách ĐDDH nắm dõ được số lượng thiết bị sau một học kỳ, sau một năm học; biết được những thiết bị nào đã bị hư hỏng, thiết bị nào còn thiếu.
Qua việc kiểm kê theo định kỳ cán bộ phụ trách ĐDDH sẽ lập ra danh sách các thiết bị hư hỏng để thanh lý kịp thời. Từ đó, vừa tạo được không gian thoáng mát vừa có thêm diện tích để xếp đặt các thiết bị mới
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Thành

Nguồn tin: Thư viện trường PTDTBT TH Xam Măn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
5A2 1
5a1 2
4A1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay496
  • Tháng hiện tại3,756
  • Tổng lượt truy cập168,261
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính